Phê phán Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

Những người chỉ trích viện dẫn hiện tượng Nhật Bản với nền kinh tế phát triển trong khi cộng đồng Kháng Cách ở quốc gia này chỉ là một thiểu số nhỏ và không có ảnh hưởng gì đáng kể. Nước này áp dụng mô hình hiện đại hóa của các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Kháng Cách như Hoa Kỳ, Anh QuốcĐức. Như thế, họ ứng dụng nền đạo đức Kháng Cách được thế tục hóa mà không cần quan tâm đến niềm tin đã giúp hình thành nó. Tương tự, chủ nghĩa tư bản được áp dụng thành công tại những quốc gia có cộng đồng thiểu số Công giáo đông đảo như Hoa Kỳ, Úc, AnhTân Tây Lan, nhưng yếu tố này đã không được đề cập đến để phân tích mà bị xem chung như là một phần trong văn hóa Kháng Cách, do đó tác giả đã không chịu xem xét đến ảnh hưởng Công giáo trên sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tại các quốc gia này.

Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tại những vùng đông dân cư Công giáo như miền bắc nước Ý và tây nam nước Đức diễn ra trước và trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách cũng được xem là những dẫn chứng chống lại luận điểm Weber, những người phản bác tin rằng các yếu tố địa dưchính trị đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình phát triển chủ nghĩa tư bản, chứ không phải là nền đạo đức Kháng Cách.